BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG
Thiếu vi chất dinh dưỡng được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện, khi các triệu chứng biểu hiện rầm rộ thành bệnh đặc trưng như bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A thì dễ phát hiện nhưng sự tăng trưởng và phát triển cả về thể chất và trí tuệ đã bị ảnh hưởng trong thời gian dài, thậm chí để lại những hậu quả nghiêm trọng, không thể hồi phục được.
Việc thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như iốt, vitamin A, sắt, kẽm,… có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành. Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là do khẩu phần ăn của người dân không đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt trong một số giai đoạn quan trọng như phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em đang tuổi lớn. Theo điều tra khẩu phần của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Bên cạnh đó, vi chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn động vật có giá trị sinh học cao hơn, cơ thể dễ hấp thu và sử dụng hơn so với thức ăn nguồn gốc thực vật, nhưng các thức ăn động vật đều có giá thành cao, do đó làm giảm sự tiếp cận thường xuyên của người dân với nguồn vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao, đặc biệt người dân ở khu vực nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, mỗi người, mỗi gia đình cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Uống bổ sung vi chất dinh dưỡng: đây là một giải pháp ngắn hạn quan trọng có thể giúp cải thiện được ngay tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Chương trình uống bổ sung vitamin A cho trẻ em đã được triển khai trên toàn quốc. Các bậc phụ huynh cần tích cực mang con tham gia chiến dịch để được uống bổ sung vitamin A liều cao.
- Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm: một số loại thực phẩm như muối, nước mắm, bột mì… được bổ sung iốt, sắt, kẽm, vitamin A và phân phối trên toàn quốc. Đây là một giải pháp có tính ưu việt cao. Người dân cần chủ động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho bản thân và cho gia đình bằng cách thay đổi thói quen tiêu dùng, tìm mua và sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của ngành y tế và các cơ quan quản lý liên quan.
- Đa dạng hóa bữa ăn: sử dụng các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày là giải pháp tự nhiên nhất nhằm cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Đây cũng là giải pháp chiến lược dài hạn cần phấn đấu đạt được và duy trì bền vững. Sử dụng đầy đủ các loại thực phẩm, cân đối khẩu phần ăn, chú ý các thực phẩm nguồn gốc động vật có nhiều vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao...
- Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trước tiên cần quan tâm đến chăm sóc dinh dưỡng ngay từ tuổi vị thành niên, đặc biệt là giai đoạn mới kết hôn, chuẩn bị làm mẹ. Dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày vàng (đầu đời) tức là từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai đến khi trẻ 2 tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng. Đảm bảo dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ dự trữ đủ các chất dinh dưỡng để nuôi con sau này. Mặt khác, bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh là rất cần thiết để phòng chống thiếu máu cho cả mẹ và con.
- Bà mẹ trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ cũng cần được uống vitamin A liều cao và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh để phòng chống thiếu vitamin A cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng,
- Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng rất quan trọng vì liên quan đến tình trạng dinh dưỡng nói chung và thiếu vi chất của trẻ nhỏ nói riêng.
Việc thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như iốt, vitamin A, sắt, kẽm,… có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành. Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là do khẩu phần ăn của người dân không đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt trong một số giai đoạn quan trọng như phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em đang tuổi lớn. Theo điều tra khẩu phần của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Bên cạnh đó, vi chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn động vật có giá trị sinh học cao hơn, cơ thể dễ hấp thu và sử dụng hơn so với thức ăn nguồn gốc thực vật, nhưng các thức ăn động vật đều có giá thành cao, do đó làm giảm sự tiếp cận thường xuyên của người dân với nguồn vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao, đặc biệt người dân ở khu vực nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, mỗi người, mỗi gia đình cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Uống bổ sung vi chất dinh dưỡng: đây là một giải pháp ngắn hạn quan trọng có thể giúp cải thiện được ngay tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Chương trình uống bổ sung vitamin A cho trẻ em đã được triển khai trên toàn quốc. Các bậc phụ huynh cần tích cực mang con tham gia chiến dịch để được uống bổ sung vitamin A liều cao.
- Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm: một số loại thực phẩm như muối, nước mắm, bột mì… được bổ sung iốt, sắt, kẽm, vitamin A và phân phối trên toàn quốc. Đây là một giải pháp có tính ưu việt cao. Người dân cần chủ động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho bản thân và cho gia đình bằng cách thay đổi thói quen tiêu dùng, tìm mua và sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của ngành y tế và các cơ quan quản lý liên quan.
- Đa dạng hóa bữa ăn: sử dụng các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày là giải pháp tự nhiên nhất nhằm cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Đây cũng là giải pháp chiến lược dài hạn cần phấn đấu đạt được và duy trì bền vững. Sử dụng đầy đủ các loại thực phẩm, cân đối khẩu phần ăn, chú ý các thực phẩm nguồn gốc động vật có nhiều vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao...
- Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trước tiên cần quan tâm đến chăm sóc dinh dưỡng ngay từ tuổi vị thành niên, đặc biệt là giai đoạn mới kết hôn, chuẩn bị làm mẹ. Dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày vàng (đầu đời) tức là từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai đến khi trẻ 2 tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng. Đảm bảo dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ dự trữ đủ các chất dinh dưỡng để nuôi con sau này. Mặt khác, bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh là rất cần thiết để phòng chống thiếu máu cho cả mẹ và con.
- Bà mẹ trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ cũng cần được uống vitamin A liều cao và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh để phòng chống thiếu vitamin A cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng,
- Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng rất quan trọng vì liên quan đến tình trạng dinh dưỡng nói chung và thiếu vi chất của trẻ nhỏ nói riêng.
Nguyễn Thị Bích Hạnh – TTYT Hoài Đức
Tin tức liên quan
- Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau bão lũ của Bộ Y tế
- CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH BẠCH HẦU
- MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU
- HƯỞNG ỨNG NGÀY ASEAN PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2024
- PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT TẠI CỘNG ĐỒNG
- HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH BỔ SUNG VITAMIN A VÀ CÂN ĐO TRẺ NĂM 2024
- VAI TRÒ CỦA VI CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
- ĐỀ PHÒNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG CHO TRẺ
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 31/5 VÀ TUẦN LỄ QUỐC GIA KHÔNG THUỐC LÁ NĂM 2024