MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính với biểu hiện tăng đường máu. Bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh đang có xu hướng gia tăng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh để lại gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.
1. Yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Có cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị đái tháo đường
- Tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp (huyết áp tâm thu lớn hơn 130 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 85 mmHg)
- Thừa cân hoặc béo phì: Được gọi là thừa cân khi cân nặng (kg) lớn hơn số lẻ chiều cao x 0,9 hoặc khi vòng bụng lớn hơn 90cm (đối với nam); trên 80cm (đối với nữ)
- Phụ nữ đã từng sinh con nặng trên 4kg hoặc có tiền sử đái tháo đường thai kỳ
- Có rối loạn chuyển hóa mỡ máu
- Có rối loạn dung nạp đường hoặc rối loạn đường máu lúc đói
- Ít hoạt động thể lực: Được coi là ít vận động thể lực nếu thời gian vận động dưới 30 phút/ngày và dưới 150 phút/tuần (đối với người trưởng thành); dưới 60 phút/ngày và dưới 180 phút/tuần (đối với trẻ em)
- Lạm dụng rượu, bia: Lạm dụng rượu bia là khi uống trên 21 đơn vị rượu/tuân hoặc hơn 3 đơn vị rượu/ngày hoặc hơn 1 đơn vị rượu/giờ. Một đơn vị rượu tương đương 1 cốc bia (330ml); 1 ly rượu vang (100 ml); 1 chén rượu mạnh (30 ml)
- Hút thuốc lá, thuốc lào hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc
- Tuổi trên 45.
2. Biểu hiện của bệnh
- Đi tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu tăng
- Khát nước, uống nhiều nước
- Luôn cảm thấy đói và ăn rất nhiều
- Sút cân đột ngột
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Vết thương lâu lành hoặc dễ bị nhiễm trùng
- Tê, ngứa chân tay
- Mỏi mắt và giảm tầm nhìn
- Suy giảm khả năng tình dục
Nếu có các dấu hiệu trên hãy đi khám tại cơ sở y tế đáng tin cậy để được tư vấn và điều trị kịp thời.
3. Một số biến chứng của bệnh
- Biến chứng cấp tính
+ Hạ đường huyết
+ Hôn mê do tăng đường huyết, nhiễm toan ceton, toan lactic.
- Biến chứng mạn tính:
+ Biến chứng tim mạch có thể gây đột quỵ, rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
+ Giảm thị lực có thể dẫn đến mù lòa
+ Suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo
+ Suy giảm tình dục, liệt dương;
+ Tổn thương bàn chân có thể phải cắt cụt.
4. Các biện pháp phòng bệnh đái tháo đường
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và tăng cường hoạt động thể lực là những biện pháp cấn thiết để phòng bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, giúp nâng cao sức khỏe, thoải mái tinh thần.
Phát hiện sớm, thực hiện đúng lời khuyên của thầy thuốc để ngăn chặn bệnh tiến triển. Chỉ có xét nghiệm máu là biện pháp duy nhất phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.
Vương Thị Huyền
Tin tức liên quan
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ VÀ TUẦN LỄ QUỐC GIA KHÔNG THUỐC LÁ NĂM 2022
- BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
- BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG ĐỐI VỚI TRẺ EM
- GÁNH NẶNG BỆNH TẬT CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ VÀ TUẦN LỄ QUỐC GIA KHÔNG THUỐC LÁ NĂM 2022
- CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÒNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP
- CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
- BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
- TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ TOÀN DÂN ĐI ĐO HUYẾT ÁP