VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Trong cơ thể con người nước chiếm đến 65 - 70% trọng lượng, nước tham gia vào thành phần cấu tạo các tế bào, mô; là thành phần của máu để giúp máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản, là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng, khí oxy, các hormon, một số loại men theo dòng máu vận chuyển và cung cấp cho các cơ quan để duy trì sự sống, duy trì hoạt động và sự phát triển của cơ thể. Nước làm cho da dẻ tươi sáng, mát mẻ ở người uống đủ nước (khoảng 2 - 3 lít nước/ngày tùy theo mùa và thể trạng). Nước cần dùng trong sinh hoạt để vệ sinh cá nhân, nhà cửa, thực phẩm, áo quần…
Trong cơ thể con người nước chiếm đến 65 - 70% trọng lượng, nước tham gia vào thành phần cấu tạo các tế bào, mô; là thành phần của máu để giúp máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản, là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng, khí oxy, các hormon, một số loại men theo dòng máu vận chuyển và cung cấp cho các cơ quan để duy trì sự sống, duy trì hoạt động và sự phát triển của cơ thể. Nước làm cho da dẻ tươi sáng, mát mẻ ở người uống đủ nước (khoảng 2 - 3 lít nước/ngày tùy theo mùa và thể trạng). Nước cần dùng trong sinh hoạt để vệ sinh cá nhân, nhà cửa, thực phẩm, áo quần…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì có tới 80% các loại bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước bị ô nhiễm. Các loại bệnh phổ biến thường gặp là bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, phụ khoa… Đôi khi chúng còn lây lan nhanh thành dịch, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tiền bạc và thậm chí là tính mạng con người.
Hàng ngày con người chúng ta cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nếu không sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng nước mà chúng ta uống hàng ngày cần phải đảm bảo là nước sạch.
Nước được coi là nước sạch phải trong, không có màu, không có mùi vị lạ gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại.
Nước sạch phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-1:2024/BYT ban hành kèm theo thông tư số 52/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế áp dụng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng bởi vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống con người. Con người sẽ không có sức khỏe và hạnh phúc nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt.
Do đó, tất cả mọi người hãy chung tay bảo vệ nguồn nước bằng những biện pháp sau đây:
- Giữ sạch nguồn nước: nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp chất thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật chết và các chất độc hại tiềm tàng như: hóa chất không sử dụng, dược phẩm, sơn, dầu động cơ… vào nguồn nước sạch, ao, hồ, mương, sông...
- Sử dụng nước tiết kiệm, giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt cá nhân hàng ngày; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; sử dụng nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…
- Tích cực tham gia và hưởng ứng các phong trào nước sạch vệ sinh môi trường, những quy định của địa phương về bảo vệ tài nguyên nước nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
- Khuyến khích các hộ gia đình nên kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt của gia đình bằng cách xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt định kỳ 6 tháng/1 lần.
Hàng ngày con người chúng ta cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nếu không sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng nước mà chúng ta uống hàng ngày cần phải đảm bảo là nước sạch.
Nước được coi là nước sạch phải trong, không có màu, không có mùi vị lạ gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại.
Nước sạch phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-1:2024/BYT ban hành kèm theo thông tư số 52/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế áp dụng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng bởi vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống con người. Con người sẽ không có sức khỏe và hạnh phúc nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt.
Do đó, tất cả mọi người hãy chung tay bảo vệ nguồn nước bằng những biện pháp sau đây:
- Giữ sạch nguồn nước: nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp chất thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật chết và các chất độc hại tiềm tàng như: hóa chất không sử dụng, dược phẩm, sơn, dầu động cơ… vào nguồn nước sạch, ao, hồ, mương, sông...
- Sử dụng nước tiết kiệm, giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt cá nhân hàng ngày; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; sử dụng nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…
- Tích cực tham gia và hưởng ứng các phong trào nước sạch vệ sinh môi trường, những quy định của địa phương về bảo vệ tài nguyên nước nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
- Khuyến khích các hộ gia đình nên kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt của gia đình bằng cách xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt định kỳ 6 tháng/1 lần.
Tin tức liên quan
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT NĂM 2025
- BỆNH SỐT RÉT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
- HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2025
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24/3/2025
- CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO TẠI CỘNG ĐỒNG
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH AN TOÀN
- PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN
- BỆNH THỦY ĐẬU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
- BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG