HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG CHỐNG DỊCH SỞI
CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN DƯỚI 9 THÁNG TUỔI NĂM 2025
CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN DƯỚI 9 THÁNG TUỔI NĂM 2025
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm đã được biết đến từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và cũng là bệnh được đưa vào trong lịch tiêm chủng của nhiều quốc gia trên thế giới từ sau khi vắc xin phòng bệnh ra đời.
Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong. Bệnh sởi cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể làm cho trẻ bệnh trở nên yếu ớt, dễ bị bệnh. Trẻ nhỏ chưa tiêm chủng, trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và người bị suy yếu hệ thống miễn dịch là những người có nguy cơ biến chứng nặng nếu mắc bệnh sởi.
Mọi người đều có thể mắc bệnh sởi, tuy nhiên bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh và ngăn chặn nguy cơ bùng dịch. Những trẻ không được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ là đối tượng đầu tiên của bệnh sởi và làm lây nhiễm cho những người xung quanh, bao gồm người lớn chưa được chủng ngừa sởi trước đây, trẻ nhỏ chưa đến tuổi chỉ định tiêm vắc xin phòng sởi và cả những người đã tiêm phòng chưa đủ 2 mũi. Chỉ khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95% với 2 liều vắc xin, dịch bệnh sởi mới có thể được kiểm soát.
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm. Theo nhận định của các chuyên gia dịch tễ, hiện nay đã đúng vào chu kỳ dịch này.
Từ đầu năm 2025 đến nay, tại Việt Nam có 19.563 trường hợp nghi sởi tại 61 tỉnh, thành phố. Tại Hà Nội, tính đến ngày 10/02/2025 đã có 377 ca mắc tại 29/30 quận, huyện, trong đó Hoài Đức đã ghi nhận 11 ca mắc. Số ca mắc ở nhóm tuổi 6-9 tháng chiếm 14,6% và đang có xu hướng tăng lên trong các tuần sau Tết Nguyên đán.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: ở những khu vực đang bùng phát dịch sởi mà nguy cơ mắc sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi cao, cần tiêm một mũi vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi, sau đó tiếp tục tiêm 2 mũi theo lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (lưu ý mũi 1 cách mũi bổ sung ít nhất 4 tuần). Vắc xin sởi sử dụng cho trẻ dưới 9 tháng tuổi là an toàn và có hiệu quả trong việc phòng mắc bệnh sởi cho nhóm tuổi nhỏ khi có dịch bùng phát.
Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh, Bộ Y tế đã chỉ đạo tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Sởi năm 2025 cho nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại 24 tỉnh, thành phố, trong đó Hà Nội dự kiến tổ chức chiến dịch từ ngày 17 đến 28/02/2025 với mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi.
Để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tối đa sự lây lan trong cộng đồng và nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh sởi, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đi tiêm vắc xin sởi trong Chiến dịch tại các điểm tiêm của các xã, thị trấn theo thông báo của trạm y tế.
2. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
5. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng sởi trong Chiến dịch tại các điểm tiêm của các xã, thị trấn theo thông báo của trạm y tế.
Mọi người đều có thể mắc bệnh sởi, tuy nhiên bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh và ngăn chặn nguy cơ bùng dịch. Những trẻ không được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ là đối tượng đầu tiên của bệnh sởi và làm lây nhiễm cho những người xung quanh, bao gồm người lớn chưa được chủng ngừa sởi trước đây, trẻ nhỏ chưa đến tuổi chỉ định tiêm vắc xin phòng sởi và cả những người đã tiêm phòng chưa đủ 2 mũi. Chỉ khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95% với 2 liều vắc xin, dịch bệnh sởi mới có thể được kiểm soát.
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm. Theo nhận định của các chuyên gia dịch tễ, hiện nay đã đúng vào chu kỳ dịch này.
Từ đầu năm 2025 đến nay, tại Việt Nam có 19.563 trường hợp nghi sởi tại 61 tỉnh, thành phố. Tại Hà Nội, tính đến ngày 10/02/2025 đã có 377 ca mắc tại 29/30 quận, huyện, trong đó Hoài Đức đã ghi nhận 11 ca mắc. Số ca mắc ở nhóm tuổi 6-9 tháng chiếm 14,6% và đang có xu hướng tăng lên trong các tuần sau Tết Nguyên đán.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: ở những khu vực đang bùng phát dịch sởi mà nguy cơ mắc sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi cao, cần tiêm một mũi vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi, sau đó tiếp tục tiêm 2 mũi theo lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (lưu ý mũi 1 cách mũi bổ sung ít nhất 4 tuần). Vắc xin sởi sử dụng cho trẻ dưới 9 tháng tuổi là an toàn và có hiệu quả trong việc phòng mắc bệnh sởi cho nhóm tuổi nhỏ khi có dịch bùng phát.
Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh, Bộ Y tế đã chỉ đạo tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Sởi năm 2025 cho nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại 24 tỉnh, thành phố, trong đó Hà Nội dự kiến tổ chức chiến dịch từ ngày 17 đến 28/02/2025 với mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi.
Để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tối đa sự lây lan trong cộng đồng và nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh sởi, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đi tiêm vắc xin sởi trong Chiến dịch tại các điểm tiêm của các xã, thị trấn theo thông báo của trạm y tế.
2. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
5. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng sởi trong Chiến dịch tại các điểm tiêm của các xã, thị trấn theo thông báo của trạm y tế.
ThS. Vương Thị Huyền
Tin tức liên quan
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT NĂM 2025
- BỆNH SỐT RÉT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
- HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2025
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24/3/2025
- CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO TẠI CỘNG ĐỒNG
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH AN TOÀN
- VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
- PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN
- BỆNH THỦY ĐẬU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH