TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NUÔI CHÓ, MÈO TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030 nêu rõ trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo như sau:
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo:
- Đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã
- Cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; nếu để chó, mèo thả rông cắn người thì phải chi trả những chi phí liên quan theo quy định
- Tiêm vắc xin phòng Dại cho chó, mèo và phải thanh toán các khoản chi phí quản lý đàn chó, mèo, tiêm phòng theo quy định
- Từng bước áp dụng việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin Dại
- Báo cáo, cung cấp thông tin chính xác cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y, y tế gần nhất khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do Dại
- Thường xuyên theo dõi chó, mèo, nếu phát hiện động vật có biểu hiện nghi mắc bệnh Dại cần cách ly động vật và phải báo ngay cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y, y tế nơi gần nhất
- Những con vật nghi mắc bệnh Dại phải nhốt để theo dõi trong 10 ngày, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch, vùng dịch
- Khi động vật được xác định mắc bệnh Dại, chủ nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải và các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh
- Không vứt xác động vật ra môi trường
- Chủ nuôi có chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi Dại cắn, cào người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật
- Nghiêm cấm mua bán, giết mổ, sử dụng sản phẩm động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại
- Tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo, sản phẩm chó, mèo phải chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu bệnh Dại theo quy định.
- Thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch Dại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo:
- Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh Dại, đánh dấu để nhận diện chó, mèo đã tiêm vắc xin
- Cấp sổ tiêm phòng và định kỳ hàng tháng báo cáo tổng hợp số liệu tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo đến cơ quan thú y địa phương;
- Trong trường hợp khám và điều trị nếu phát hiện chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để xử lý kịp thời.
ThS. Vương Thị Huyền
Tin tức liên quan
- Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau bão lũ của Bộ Y tế
- CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH BẠCH HẦU
- MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU
- HƯỞNG ỨNG NGÀY ASEAN PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2024
- PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT TẠI CỘNG ĐỒNG
- HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH BỔ SUNG VITAMIN A VÀ CÂN ĐO TRẺ NĂM 2024
- BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG
- VAI TRÒ CỦA VI CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
- ĐỀ PHÒNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG CHO TRẺ