HƯỞNG ỨNG “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2025
An toàn thực phẩm không chỉ là vấn đề sức khỏe cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực phẩm không an toàn có thể gây ngộ độc, bệnh tật, thậm chí tử vong, đồng thời làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội, từ nhà sản xuất, người bán hàng đến người tiêu dùng.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5 hàng năm là dịp để toàn xã hội cùng chung tay nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
* Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm: cần thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cấp phép sử dụng, đúng liều lượng, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn. Không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Đối với các bếp ăn tập thể tại trường học, bệnh viện hay khu công nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về nguồn gốc nguyên liệu, quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khỏe định kỳ, sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ. Đặc biệt cần tách biệt khu vực chế biến thực phẩm sống và chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.
- Các cơ sở dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn cần công khai nguồn gốc nguyên liệu, không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép. Việc vệ sinh khu vực bếp, dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm cần phải được thực hiện thường xuyên bằng các chất tẩy rửa an toàn. Các cơ sở cần bố trí khu vực bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh, có đủ thiết bị bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
- Đối với thức ăn đường phố, người bán hàng cần tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm như sử dụng găng tay, khẩu trang khi chế biến, che đậy thực phẩm cẩn thận.
* Đối với người tiêu dùng:
- Chọn mua thực phẩm an toàn: không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn thực phẩm
- Lựa chọn những quán ăn có địa điểm bán hàng sạch sẽ, tránh xa nguồn ô nhiễm, dụng cụ ăn uống được vệ sinh đúng cách.
- Tố giác ngay các cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn đến cơ quan chức năng.
- Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, ăn ngay sau khi nấu.
- Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
- Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
- Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu người chế biến thức ăn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
- Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
- Che đậy thực phẩm trong tủ kính, lồng bàn hoặc đựng trong hộp kín... để tránh côn trùng và các động vật khác.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5 hàng năm là dịp để toàn xã hội cùng chung tay nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
* Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm: cần thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cấp phép sử dụng, đúng liều lượng, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn. Không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Đối với các bếp ăn tập thể tại trường học, bệnh viện hay khu công nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về nguồn gốc nguyên liệu, quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khỏe định kỳ, sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ. Đặc biệt cần tách biệt khu vực chế biến thực phẩm sống và chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.
- Các cơ sở dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn cần công khai nguồn gốc nguyên liệu, không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép. Việc vệ sinh khu vực bếp, dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm cần phải được thực hiện thường xuyên bằng các chất tẩy rửa an toàn. Các cơ sở cần bố trí khu vực bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh, có đủ thiết bị bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
- Đối với thức ăn đường phố, người bán hàng cần tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm như sử dụng găng tay, khẩu trang khi chế biến, che đậy thực phẩm cẩn thận.
* Đối với người tiêu dùng:
- Chọn mua thực phẩm an toàn: không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn thực phẩm
- Lựa chọn những quán ăn có địa điểm bán hàng sạch sẽ, tránh xa nguồn ô nhiễm, dụng cụ ăn uống được vệ sinh đúng cách.
- Tố giác ngay các cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn đến cơ quan chức năng.
- Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, ăn ngay sau khi nấu.
- Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
- Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
- Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu người chế biến thức ăn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
- Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
- Che đậy thực phẩm trong tủ kính, lồng bàn hoặc đựng trong hộp kín... để tránh côn trùng và các động vật khác.
Vì một tương lai khỏe mạnh, mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội hãy cùng nhau thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thực phẩm. Mỗi hành động nhỏ sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, an toàn và phát triển bền vững!
Tin tức liên quan
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT NĂM 2025
- BỆNH SỐT RÉT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24/3/2025
- CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO TẠI CỘNG ĐỒNG
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH AN TOÀN
- VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
- PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN
- BỆNH THỦY ĐẬU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
- BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG