HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH AN TOÀN
Nước sạch cần thiết cho sự sống của con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, nước nhiễm bẩn có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người.
Nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
1. Một số bệnh liên quan đến sử dụng nước nhiễm bẩn:
- Các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…
- Các bệnh ký sinh trùng: giun, sán…
- Các bệnh do siêu vi trùng: bại liệt, viêm gan A…
- Các bệnh ngoài da: hắc lào, lang ben, đau mắt hột, phụ khoa, sốt phát ban…
- Các bệnh do nhiễm chất độc trong nước.
- Các bệnh do côn trùng có liên quan tới nước: sốt rét, viêm não, sốt xuất huyết, …
2. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng nguồn nuớc:
* Đối với nguồn nước mưa:
- Trước mùa mưa phải vệ sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn, bể và các dụng cụ chứa nước.
- Loại bỏ nước của cơn mưa đầu và 15 phút đầu của các cơn mưa sau.
- Bể và các dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy.
- Lắp vòi nước hoặc dùng ca, gáo lấy nước sạch sẽ.
- Thả cá trong dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy.
* Đối với giếng khoan gia đình:
- Nước giếng khoan nên lấy từ các mạch nước ngầm sâu từ 20 mét trở lên.
- Sân giếng được lát gạch sạch sẽ, dốc về phía rãnh thoát nước để tránh gây ô nhiễm cho nguồn nước.
- Phải dùng bể lọc để lọc nước trước khi sử dụng.
* Đối với nguồn nước máy:
- Thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn nước sau đồng hồ và thau rửa bể ngầm, bể mái, bồn chứa định kỳ 6 tháng/1 lần.
- Chứa nước trong bể một thời gian để bốc hơi chất khử trùng còn dư thừa trong nước
3. Một số biện pháp phòng bệnh liên quan đến nước:
- Đun sôi nước trước khi dùng cho ăn uống.
- Bố trí vòi nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước cách xa nhà tiêu, chuồng gia súc.
- Cần đậy nắp bể, dụng cụ chứa nước để tránh bụi bẩn và các con vật rơi vào.
- Thường xuyên súc rửa dụng cụ chứa nước.
- Nên dùng nước qua vòi, hạn chế múc nước bằng gáo. Nếu phải múc nước bằng gáo cần dùng gáo có cán để tránh nhiễm bẩn cho nước.
- Không xả rác, xác súc vật, chất thải của người và gia súc vào nguồn nước.
- Không làm nhà vệ sinh trên sông, ao, hồ…
- Không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón gần nguồn nước.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước.
Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người.
Nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
1. Một số bệnh liên quan đến sử dụng nước nhiễm bẩn:
- Các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…
- Các bệnh ký sinh trùng: giun, sán…
- Các bệnh do siêu vi trùng: bại liệt, viêm gan A…
- Các bệnh ngoài da: hắc lào, lang ben, đau mắt hột, phụ khoa, sốt phát ban…
- Các bệnh do nhiễm chất độc trong nước.
- Các bệnh do côn trùng có liên quan tới nước: sốt rét, viêm não, sốt xuất huyết, …
2. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng nguồn nuớc:
* Đối với nguồn nước mưa:
- Trước mùa mưa phải vệ sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn, bể và các dụng cụ chứa nước.
- Loại bỏ nước của cơn mưa đầu và 15 phút đầu của các cơn mưa sau.
- Bể và các dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy.
- Lắp vòi nước hoặc dùng ca, gáo lấy nước sạch sẽ.
- Thả cá trong dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy.
* Đối với giếng khoan gia đình:
- Nước giếng khoan nên lấy từ các mạch nước ngầm sâu từ 20 mét trở lên.
- Sân giếng được lát gạch sạch sẽ, dốc về phía rãnh thoát nước để tránh gây ô nhiễm cho nguồn nước.
- Phải dùng bể lọc để lọc nước trước khi sử dụng.
* Đối với nguồn nước máy:
- Thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn nước sau đồng hồ và thau rửa bể ngầm, bể mái, bồn chứa định kỳ 6 tháng/1 lần.
- Chứa nước trong bể một thời gian để bốc hơi chất khử trùng còn dư thừa trong nước
3. Một số biện pháp phòng bệnh liên quan đến nước:
- Đun sôi nước trước khi dùng cho ăn uống.
- Bố trí vòi nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước cách xa nhà tiêu, chuồng gia súc.
- Cần đậy nắp bể, dụng cụ chứa nước để tránh bụi bẩn và các con vật rơi vào.
- Thường xuyên súc rửa dụng cụ chứa nước.
- Nên dùng nước qua vòi, hạn chế múc nước bằng gáo. Nếu phải múc nước bằng gáo cần dùng gáo có cán để tránh nhiễm bẩn cho nước.
- Không xả rác, xác súc vật, chất thải của người và gia súc vào nguồn nước.
- Không làm nhà vệ sinh trên sông, ao, hồ…
- Không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón gần nguồn nước.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước.
Tin tức liên quan
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT NĂM 2025
- BỆNH SỐT RÉT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
- HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2025
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24/3/2025
- CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO TẠI CỘNG ĐỒNG
- VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
- PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN
- BỆNH THỦY ĐẬU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
- BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG