BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
Bệnh Dại là mối nguy hiểm lớn cho con người và vật nuôi. Đặc điểm của bệnh là vi rút tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương là não bộ làm cho con vật trở nên hoảng loạn (điên dại) và chết. Nguồn mang bệnh Dại chủ yếu là chó chiếm khoảng 90%, còn lại là mèo nuôi và động vật hoang dã.
Bệnh Dại lây chủ yếu qua vết cắn do súc vật dại, vi rút Dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe và người qua nước bọt tại vết cắn. Vi rút có nhiều trong nước bọt của thú mang bệnh Dại. Qua vết cắn, liếm vết thương của người hoặc con vật khác, hoặc khi giết mổ, làm thịt súc vật Dại gây vết thương trầy xước da, chảy máu, vi rút Dại sẽ xâm nhập vào cơ thể, nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Đặc biệt, vi rút Dại đã có trong nước bọt của chó, mèo từ 10 ngày trước khi con vật phát bệnh, vì vậy tại thời điểm này nếu người bị chó, mèo cắn, liếm hoặc tiếp xúc trực tiếp với con vật thì người rất dễ bị lây nhiễm vi rút Dại, tuy nhiên do con vật chưa có triệu chứng lâm sàng nên người dễ bỏ qua mà không chú ý đề phòng.
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 22 người tử vong do bệnh Dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng đột biến của bệnh Dại xuất hiện và tăng cao ở những tỉnh, thành phố vốn trước đây không có ca bệnh hoặc đã lâu không ghi nhận ca bệnh. Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do Dại trên người chủ yếu do động vật nghi Dại cắn không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm không đúng quy định. Năm 2023, 81/82 trường hợp tử vong do Dại đều không đi tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh Dại sau khi bị chó cắn. Nguyên nhân gián tiếp là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Từ năm 2022 đến nay, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Dại chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; một số tỉnh, thành phố chỉ đạt gần 10%.
Để chủ động phòng chống bệnh Dại, Trung tâm y tế Hoài Đức khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tiêm vắc xin phòng Dại bắt buộc cho gia súc, đặc biệt là chó, mèo theo đúng hướng dẫn của ngành thú y.
- Nuôi chó phải xích, nhốt, mang rọ mõm cho chó khi ra đường.
- Tiêm vắc xin phòng dại cho người có nguy cơ mắc bệnh như: cán bộ thú y, người chăn nuôi gia súc (chó, mèo…), buôn bán, giết mổ, chế biến thực phẩm từ thịt chó, mèo…
- Tránh tiếp xúc với súc vật không rõ nguồn gốc, không để bị cắn. Tiêm phòng ngay khi nghi ngờ, phải theo dõi súc vật nghi dại cắn sau 10 ngày.
- Khi chăm sóc bệnh nhân phải mặc đầy đủ trang bị bảo hộ như mũ, khẩu trang, quần áo, găng tay, ủng; rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi chăm sóc rồi sát khuẩn tay bằng cồn.
- Các đồ vật (đồ vải, dụng cụ riêng của bệnh nhân…) cần đốt, hủy. Các đồ kim loại, giường, tủ, sàn nhà… cần lau rửa bằng xà phòng và phun thuốc khử trùng.
- Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, cào, liếm: cần xử trí tại chỗ vết thương sớm ngay sau khi bị cắn, rửa thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng; sau đó rửa lại vết thương bằng nước lọc và lau khô sát trùng vết thương bằng các thuốc sẵn có như cồn, i ốt… Sau đó cần đưa người bị súc vật cắn đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và xử trí kịp thời.
- Thông báo cho cán bộ thú y, cán bộ y tế, chính quyền địa phương khi phát hiện chó, mèo nghi nhiễm bệnh Dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.
Bệnh Dại lây chủ yếu qua vết cắn do súc vật dại, vi rút Dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe và người qua nước bọt tại vết cắn. Vi rút có nhiều trong nước bọt của thú mang bệnh Dại. Qua vết cắn, liếm vết thương của người hoặc con vật khác, hoặc khi giết mổ, làm thịt súc vật Dại gây vết thương trầy xước da, chảy máu, vi rút Dại sẽ xâm nhập vào cơ thể, nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Đặc biệt, vi rút Dại đã có trong nước bọt của chó, mèo từ 10 ngày trước khi con vật phát bệnh, vì vậy tại thời điểm này nếu người bị chó, mèo cắn, liếm hoặc tiếp xúc trực tiếp với con vật thì người rất dễ bị lây nhiễm vi rút Dại, tuy nhiên do con vật chưa có triệu chứng lâm sàng nên người dễ bỏ qua mà không chú ý đề phòng.
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 22 người tử vong do bệnh Dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng đột biến của bệnh Dại xuất hiện và tăng cao ở những tỉnh, thành phố vốn trước đây không có ca bệnh hoặc đã lâu không ghi nhận ca bệnh. Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do Dại trên người chủ yếu do động vật nghi Dại cắn không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm không đúng quy định. Năm 2023, 81/82 trường hợp tử vong do Dại đều không đi tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh Dại sau khi bị chó cắn. Nguyên nhân gián tiếp là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Từ năm 2022 đến nay, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Dại chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; một số tỉnh, thành phố chỉ đạt gần 10%.
Để chủ động phòng chống bệnh Dại, Trung tâm y tế Hoài Đức khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tiêm vắc xin phòng Dại bắt buộc cho gia súc, đặc biệt là chó, mèo theo đúng hướng dẫn của ngành thú y.
- Nuôi chó phải xích, nhốt, mang rọ mõm cho chó khi ra đường.
- Tiêm vắc xin phòng dại cho người có nguy cơ mắc bệnh như: cán bộ thú y, người chăn nuôi gia súc (chó, mèo…), buôn bán, giết mổ, chế biến thực phẩm từ thịt chó, mèo…
- Tránh tiếp xúc với súc vật không rõ nguồn gốc, không để bị cắn. Tiêm phòng ngay khi nghi ngờ, phải theo dõi súc vật nghi dại cắn sau 10 ngày.
- Khi chăm sóc bệnh nhân phải mặc đầy đủ trang bị bảo hộ như mũ, khẩu trang, quần áo, găng tay, ủng; rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi chăm sóc rồi sát khuẩn tay bằng cồn.
- Các đồ vật (đồ vải, dụng cụ riêng của bệnh nhân…) cần đốt, hủy. Các đồ kim loại, giường, tủ, sàn nhà… cần lau rửa bằng xà phòng và phun thuốc khử trùng.
- Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, cào, liếm: cần xử trí tại chỗ vết thương sớm ngay sau khi bị cắn, rửa thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng; sau đó rửa lại vết thương bằng nước lọc và lau khô sát trùng vết thương bằng các thuốc sẵn có như cồn, i ốt… Sau đó cần đưa người bị súc vật cắn đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và xử trí kịp thời.
- Thông báo cho cán bộ thú y, cán bộ y tế, chính quyền địa phương khi phát hiện chó, mèo nghi nhiễm bệnh Dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.
Ths. Vương Thị Huyền
Tin tức liên quan
- Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau bão lũ của Bộ Y tế
- CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH BẠCH HẦU
- MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU
- HƯỞNG ỨNG NGÀY ASEAN PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2024
- PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT TẠI CỘNG ĐỒNG
- HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH BỔ SUNG VITAMIN A VÀ CÂN ĐO TRẺ NĂM 2024
- BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG
- VAI TRÒ CỦA VI CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
- ĐỀ PHÒNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG CHO TRẺ